Private Browsing, InPrivate Browsing, Incognito Mode... là những tên gọi khác nhau của chế độ duyệt web ẩn danh của các trình duyệt khác nhau. Chế độ duyệt web ẩn danh là chế độ mà thông tin người dùng được đảm bảo không bị rò rỉ để tránh bị đánh cắp vì một mục đích nào đó, nhưng liệu chế độ này có thật sự an toàn?
Hãy cùng tìm hiểu về chế độ duyệt web này là như thế nào, cơ chế hoạt động của nó ra sao?
Hãy cùng tìm hiểu về chế độ duyệt web này là như thế nào, cơ chế hoạt động của nó ra sao?
Chế độ duyệt web bình thườngKhi ở chế độ duyệt web bình thường, khi truy cập vào một trang web trình duyệt sẽ ghi nhận lại một số thông tin của trang web đó vào một tập tin được gọi là cookie, sau này mỗi lần truy cập lại vào trang web đó, trình duyệt sẽ sử dụng các thông tin đã lưu trong cookie để sử dụng, điều này giúp tránh việc mất thời gian để phân giải thông tin. Ngoài ra, tập tin này còn lưu giữ lại các form bạn đã nhập, mật khẩu... Khi một người nào đó sử dụng máy tính của bạn (hoặc máy tính công cộng mà bạn đã sử dụng), họ có thể biết được bạn đã ghé thăm những trang web nào, và đôi khi họ còn có thể biết được tên đăng nhập một số dịch vụ của bạn rồi suy ra mật khẩu của bạn. Mặc định thì trình duyệt sẽ làm những điều như thế, tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng trình duyệt ở chế độ bình thường mà không ghi nhận lại thôn tin bằng một số thiết lập. Nhưng vẫn chưa đủ mạnh để đảm bảo thông tin của bạn an toàn tuyệt đối. Chế độ duyệt web ẩn danhChế độ duyệt web ẩn danh trên Firefox gọi là Private Browsing Mode, trên Google Chrome là Incognito Mode, InPrivate Browsing Mode đối với Internet Explorer.… Khi bạn truy cập một trang web với chế độ này, mọi thông tin về trang web sẽ không được ghi nhận lại chẳng hạn như lịch sử duyệt web sẽ không xuát hiện website này, các form cũng sẽ không được lưu lại, các thiết lập các nhân trên web 2.0 cũng không hề được lưu lại, ngay cả các tập tin cookie cũng chỉ là những tập tin tạm thời và sẽ mất đi ngay khi bạn tắt cửa sổ duyệt web chế độ ẩn danh này đi. Chế độ duyệt web ẩn danh là chế độ làm cho trình duyệt của bạn chạy độc lập so với chế độ duyệt web bình thường. Chẳng hạn khi bạn đăng nhập vào Gmail bằng chế độ duyệt web bình thường thì cho dù bạn mở thẻ mới hay một cửa sổ mới thì bạn vẫn đang ở trạng thái đã đăng nhập vào Gmail. Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn mở thêm một cửa sổ duyệt web ở chế độ ẩn danh thì bạn có thể đăng nhập vào một tài khoản khác. Mặc dù đây là chế độ duyệt web gọi là ẩn danh để những thông tin cá nhân của bạn không bị rải rác để tin tặc có cơ hội lấy cắp, tuy nhiên vẫn sẽ có một số thông tin mà bạn vẫn không thể cá nhân hóa được, đó là địa chỉ IP. Ở Việt Nam thì chủ yếu sử dụng hệ thống IP động nên vấn đề này không đáng lo ngại, nhưng ở một số nước trên thế giới sử dụng IP tĩnh cho mỗi thuê bao internet nên đáng để lưu tâm. Các mối đe dọa trên máy tính của bạnChế độ duyệt web ẩn danh có thể bảo vệ thông tin của bạn không được lưu lại nhưng không thể bảo vệ bạn trước các ứng dụng độc hại như keylogs. Nếu như máy tính của bạn bị nhiễm keylogs hay các mã độc chuyên theo dõi quá trình sử dụng trình duyệt của bạn thì chúng vẫn có thể thản nhiên theo dõi bạn. Giám sát mạngNói là chế độ duyệt web ẩn danh nhưng nó vẫn phải đảm bảo một số thủ tục trong quy trình của hệ thống internet. Chẳng hạn khi bạn truy cập một trang web tại bất kỳ đâu như nhà riêng, công ty... các lệnh đều phải đi qua hệ thống quản trị mạng, các ISP của nhà cung cấp dịch vụ.... nên không thể nói rằng không ai có thể biết bạn đang truy cập những trang web nào. Chế độ duyệt web ẩn danh rất cần thiết trong một số trường hợp để bảo vệ thôn tin cá nhân của bạn nhưng nếu không thật sự cần thiết thì cũng không nên sử dụng nó vì sẽ khiến cho tốc độ duyệt web của bạn chậm đáng kể. Ngoài ra, khi tiếp cận một số thông tin nhạy cảm, bạn nên sử dụng kết hợp với các ứng dụng an ninh cũa hãng thứ ba để đảm bảo tính an toàn tốt hơn. |
Theo Genk |