Vụ tai nạn giao thông do tài xế ngủ gật gây ra cái chết đau thương cho 7 người trong một gia đình, trong đó có 6 trẻ con và 2 người bị thương khiến dư luận bàng hoàng. Vụ tai nạn này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng vi phạm giao thông ở Việt Nam.
Từ vụ tai nạn này cho thấy ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ của một bộ phận người dân còn yếu kém. Sự yếu kém đó được thể hiện ở người điều khiển phương tiện cơ giới chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt sai quy định, không chấp hành tín hiệu giao thông, ngủ gật vì chạy xe đường dài không nghỉ ngơi... Vậy, theo quy định của pháp luật lái xe gây tai nạn và những người liên quan phải chịu trách nhiệm gì?
7 người trong một gia đình bị chết tức tưởi
Như VnMedia đã đưa tin, vào khoảng 5 giờ 45 phút ngày 21/7, xe mang biển số 92H-0613, do tài xế Trần Xuân Đông (SN 1977, trú TP Tam Kỳ - Quảng Nam) điều khiển lưu thông hướng Nam - Bắc. Đến đoạn trước Ga Núi Thành, khối phố 5, thị trấn Núi Thành, tài xế ngủ gục nhưng lại chạy với tốc độ cao đã để xe tông thẳng vào quán mì của bà Trần Thị Nga, khiến 7 người đang ăn sáng chết tại chỗ, 2 người khác bị thương nặng.
Tại cơ quan công an Núi Thành, qua kiểm tra giấy phép lái xe của Đông đã phát hiện hết hạn mà theo lời Đông khai nhận là đang làm thủ tục để đổi giấy phép lái xe mới. Còn chiếc xe gây tai nạn cũng đã hết thời hạn đăng kiểm.
Qua điều tra tại hiện trường, cơ quan điều tra xác định chiếc xe chạy với tốc độ cao từ 90-100 km/h. Khi chiếc xe đâm vào trụ điện thoại bằng bê tông cốt thép khiến trụ điện ngã nghiêng, sau đó chiếc xe lao vào quán mì cách đó hơn 60m khiến 7 người vừa đứng vào trước quán tử vong tại chỗ.
Lái xe Đông khai rằng, trên xe còn có 2 người đàn ông nữa tên Nguyễn Tấn Thành và Lê Anh Tuấn. Chiếc xe gây tai nạn là của Nguyễn Tấn Thành đứng tên.
Trách nhiệm pháp lý của lái xe và người liên quan
Trao đổi với VnMedia về vấn đề này, luật sư Phạm Hùng Thắng, Đoàn luật sư Thanh Hoá cho biết, đối với trường hợp lái xe ngủ gật gây tai nạn làm chết 7 người có thể truy cứu tại khoản 3, Điều 202 Bộ Luật hình sự: “Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”
Luật sư Thắng viện dẫn, theo quy định tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, lái xe gây tai nạn làm chết 2 người trở lên là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó tại vụ án này, lái xe Đông đã gây tai nạn làm chết 7 người. Vì vậy, việc truy tố lái xe Đông theo khoản 3, Điều 202 Bộ Luật Hình sự là có thể.
Ngoài ra, theo luật sư Thắng việc giấy phép lái xe của tài xế Đông đã hết hạn mà chưa có giấy phép mới thay thế thì coi như là tài xế không có giấy phép lái xe, vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 202 Bộ Luật hình sự.
Chiếc xe gây tai nạn không đứng tên Trần Xuân Đông mà đứng tên Nguyễn Tấn Thành, do đó nếu Thành biết trước giấy phép lái xe của Đông hết hạn mà vẫn giao xe cho Đông đi thì bản thân Thành cũng có dấu hiệu vi phạm hình sự theo Điều 205, Bộ Luật Hình sự. Trường hợp nếu Thành không biết giấy phép của Đông hết hạn thì không bị truy cứu hình sự, song vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn, bởi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005.
Luật sư Thắng viện dẫn, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự, phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ; Khoản 3 điều 623 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Trong trường hợp này, thiệt hại chết người xảy ra không phải hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại cũng như không phải trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết thì chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng chiếc ô tô gây tai nạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng người khác dù có lỗi hay không.
Các thiệt hại phải bồi thường do xâm phạm tính mạng người khác theo điều 610 Bộ luật Dân sự, bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Ngoài ra "người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định", luật sư Thắng nói.
Từ vụ tai nạn này cho thấy ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ của một bộ phận người dân còn yếu kém. Sự yếu kém đó được thể hiện ở người điều khiển phương tiện cơ giới chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt sai quy định, không chấp hành tín hiệu giao thông, ngủ gật vì chạy xe đường dài không nghỉ ngơi... Vậy, theo quy định của pháp luật lái xe gây tai nạn và những người liên quan phải chịu trách nhiệm gì?
7 người tử vong trong vụ tai nạn kinh hoàng
Như VnMedia đã đưa tin, vào khoảng 5 giờ 45 phút ngày 21/7, xe mang biển số 92H-0613, do tài xế Trần Xuân Đông (SN 1977, trú TP Tam Kỳ - Quảng Nam) điều khiển lưu thông hướng Nam - Bắc. Đến đoạn trước Ga Núi Thành, khối phố 5, thị trấn Núi Thành, tài xế ngủ gục nhưng lại chạy với tốc độ cao đã để xe tông thẳng vào quán mì của bà Trần Thị Nga, khiến 7 người đang ăn sáng chết tại chỗ, 2 người khác bị thương nặng.
Tại cơ quan công an Núi Thành, qua kiểm tra giấy phép lái xe của Đông đã phát hiện hết hạn mà theo lời Đông khai nhận là đang làm thủ tục để đổi giấy phép lái xe mới. Còn chiếc xe gây tai nạn cũng đã hết thời hạn đăng kiểm.
Qua điều tra tại hiện trường, cơ quan điều tra xác định chiếc xe chạy với tốc độ cao từ 90-100 km/h. Khi chiếc xe đâm vào trụ điện thoại bằng bê tông cốt thép khiến trụ điện ngã nghiêng, sau đó chiếc xe lao vào quán mì cách đó hơn 60m khiến 7 người vừa đứng vào trước quán tử vong tại chỗ.
Lái xe Đông khai rằng, trên xe còn có 2 người đàn ông nữa tên Nguyễn Tấn Thành và Lê Anh Tuấn. Chiếc xe gây tai nạn là của Nguyễn Tấn Thành đứng tên.
Trách nhiệm pháp lý của lái xe và người liên quan
Trao đổi với VnMedia về vấn đề này, luật sư Phạm Hùng Thắng, Đoàn luật sư Thanh Hoá cho biết, đối với trường hợp lái xe ngủ gật gây tai nạn làm chết 7 người có thể truy cứu tại khoản 3, Điều 202 Bộ Luật hình sự: “Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”
Luật sư Thắng viện dẫn, theo quy định tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, lái xe gây tai nạn làm chết 2 người trở lên là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó tại vụ án này, lái xe Đông đã gây tai nạn làm chết 7 người. Vì vậy, việc truy tố lái xe Đông theo khoản 3, Điều 202 Bộ Luật Hình sự là có thể.
Ngoài ra, theo luật sư Thắng việc giấy phép lái xe của tài xế Đông đã hết hạn mà chưa có giấy phép mới thay thế thì coi như là tài xế không có giấy phép lái xe, vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 202 Bộ Luật hình sự.
Chiếc xe gây tai nạn không đứng tên Trần Xuân Đông mà đứng tên Nguyễn Tấn Thành, do đó nếu Thành biết trước giấy phép lái xe của Đông hết hạn mà vẫn giao xe cho Đông đi thì bản thân Thành cũng có dấu hiệu vi phạm hình sự theo Điều 205, Bộ Luật Hình sự. Trường hợp nếu Thành không biết giấy phép của Đông hết hạn thì không bị truy cứu hình sự, song vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn, bởi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005.
Luật sư Thắng viện dẫn, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự, phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ; Khoản 3 điều 623 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Trong trường hợp này, thiệt hại chết người xảy ra không phải hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại cũng như không phải trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết thì chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng chiếc ô tô gây tai nạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng người khác dù có lỗi hay không.
Các thiệt hại phải bồi thường do xâm phạm tính mạng người khác theo điều 610 Bộ luật Dân sự, bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Ngoài ra "người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định", luật sư Thắng nói.
Nguồn : vnmedia.vn