Xuất phát từ Mỹ, tràn vào Việt Nam qua một số du học sinh, dòng nhạc ma túy số đang "nuốt" ngày càng nhiều thanh thiếu niên vào cảm giác đê mê đến... nguy hại.
Đã đến lúc các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"...
Ma túy số là gì?
Có thể hiểu đơn giản ma túy số là những bản nhạc có âm thanh gào thét, kêu rống với tiết tấu nhanh, nhịp lặp đi lặp lại, khi dồn dập, lúc ngắt quãng khiến người nghe như có cảm giác đấy là âm thanh của những con người, súc vật bị tra tấn, hành xác, sát hại… Có tên gọi "cúng cơm" là idosing, ma túy số gây nghiện và được tạo ra từ công nghệ cao chứ không phải nhờ vào sự tài hoa của người nghệ sĩ nên dòng nhạc này được giới nghiện gọi bằng cái tên mỹ miều khác là "ma túy Hi-tech".
Theo điều tra của tờ Washington Post thì mọi chuyện chỉ rùm beng sau khi một trường học ở bang Oklahoma (Mỹ) phát hiện một số học sinh sử dụng "ma túy số" và gửi thư báo về nhà các đối tượng này. Phụ huynh vốn chẳng hiểu IDosing là gì phát hoảng khi nghe đến từ "ma túy" và còn choáng váng hơn khi nó được bán công khai trên mạng Internet, kèm theo những lời quảng cáo không kém phần hoành tráng. Việc đó đã làm lợi cho Cty kinh doanh "ma túy ảo" nói trên. Số lượt tải nhạc của họ được nói là tăng gấp bốn lần trong tuần ngay sau sự kiện Oklahoma.
Binaural Effect (tạm dịch: hiệu ứng nghe hai tai) được Heinrich Wilhelm Dove, một nhà vật lý người Đức, phát hiện từ năm 1839. Theo đó, khi hai giai điệu (hoặc âm thanh) khác nhau cùng được phát ở tần số lệch nhau một chút (dưới 30 Hz), mỗi giai điệu phát vào một bên tai người nghe thì sẽ khiến họ có cảm giác như đang nghe một giai điệu duy nhất, hoàn toàn tự nhiên từ trong đầu mình phát ra. Hiệu ứng này đặc biệt thấy rõ khi sử dụng tai nghe stereo. Khi đó người nghe có thể thấy âm thanh chạy đi chạy lại trong đầu từ bên phải sang bên trái và ngược lại.
Hiệu ứng này được các chuyên gia thần kinh chú ý nhiều trong thế kỷ XX vì họ nghĩ nó có thể tác động đến sóng não và từ đó điều khiển con người. Tuy nhiên, trong gần hai thế kỷ qua, chưa từng có một nhà khoa học nào khẳng định đã điều khiển được sóng não bằng giai điệu "hai tai". Bù lại, các nhạc sĩ lợi dụng nó để tăng hiệu ứng cho bản nhạc trong khi một số bác sĩ và chuyên gia thần kinh dùng nó làm liệu pháp chữa bệnh.
Tùng, DJ (người điều chỉnh nhạc) ở vũ trường V trên đường Đồng Khởi, Q.1, TP HCM, cho biết: Khi xâm nhập vào tâm trí người nghe, nhạc ma túy số sẽ khiến "thính giả" nhận hai tần số âm thanh chênh lệch nhau. Thường thì tai bên phải sẽ nhận được âm thanh to, tiết tấu nhanh, nhiều phức hợp gào thét hơn tai bên trái. Chính sự chênh lệch đó kích thích vỏ não người nghe, khiến họ tưởng những âm thanh rền rĩ hỗn loạn kia phát ra từ não bộ của chính mình chứ không phải tác động từ ngoài đến vỏ não.
Cũng từ đây người nghe có cảm giác ngất ngây như đang dùng các chất gây nghiện. Khi phê ma túy số, con nghiện cũng có những biểu hiện không khác gì con nghiện ma túy. Cũng giật lắc, ngây người, cũng có những ảo giác bồng bềnh, thăng thiên như bước vào thế giới hoan lạc. "Nhiều bạn suy nghĩ lầm lạc rằng nhạc ma túy số dẫu có gây nghiện nhưng dù sao cũng không để lại tác hại như khi dùng heroin hay ma túy tổng hợp. Thực tế ở Mỹ cho thấy, khi nghe dòng nhạc này, nhiều học sinh, sinh viên đã tìm đến ma túy để gia tăng sự hưng phấn" - Thảo Quỳnh, du học sinh ở bang California (Mỹ) bày tỏ.
Ma túy số đang "hạ gục" giới trẻ Việt
Giới trẻ đang sôi sục vì ma túy số, bất chấp lời cảnh báo của một số du học sinh từng trải, rằng khi nghe "ma túy Hi-tech" với cường độ âm thanh quá mức cho phép, tiết tấu dồn dập sẽ tác động tiêu cực đến vỏ não, gây loạn thần, ù tai, giảm thính lực, có khi dẫn đến chết người… Trên nhiều diễn đàn về ma túy số, giới trẻ tham gia thảo luận, chia sẻ cảm xúc, hỏi thăm nhau ngày một đông. Đến nỗi bây giờ những cụm từ "ma túy số", "ma túy Hi-tech" đã trở thành câu cửa miệng của nhiều thanh thiếu niên, là cách để họ thể hiện "đẳng cấp" dân chơi. Dòng nhạc độc hại này hiện vẫn nằm ngoài sự quan tâm cũng như quản lý của các cơ quan chức năng, gia đình và xã hội.
Bên tách cà-phê, trao đổi về thể loại nhạc idosing với V.K, một sinh viên cũng thuộc dạng có tiếng sành điệu trong việc nghe nhạc, K. cho biết: "Dòng nhạc idosing này ban đầu cũng thuộc dạng kén người nghe lắm. Như em chẳng hạn, ban đầu đâu có thích, đến khi nghe quen rồi thì phải nói rằng rất nghiền, nhất là khi được trang bị headphone (tai nghe) càng xịn càng tốt, âm thanh thì vặn đến hết công suất... Vừa nghe vừa nhắm mắt lại, cứ thế bên điệu nhạc, trong bóng đêm giống như mình đang lạc vào thế giới khác". Còn chị H., là mẹ của M., một học sinh năm nay học lớp 10, cho biết: "Chẳng biết dạo này thế nào mà thằng M. nhà mình cứ sống tách biệt với gia đình, trừ những trường hợp gia đình cần sinh hoạt chung như ăn uống hay làm gì đó nó mới có mặt, không thì vào phòng, tắt đèn, đeo phone nghe nhạc, gật gù... không giống ai cả, học hành thì ngày càng sa sút. Sau này, lên mạng kiểm tra mới biết con mình đang mê dòng nhạc nghe đâu mới thịnh hành, dễ gây nghiện, nên tôi đã cấm tiệt từ đó đến nay".
Theo những nhà nghiên cứu lý luận về âm nhạc thì Idosing là loại nhạc được tổng hợp tinh vi từ những âm thanh điện tử công nghệ cao, tạo nên cảm giác khác biệt cho người nghe, như tiếng đồi gió hú, âm thanh của bầy cừu, tiếng gào thét... pha trộn với nhau, lặp đi lặp lại, có tiết tấu lúc nhanh, lúc chậm, âm thanh "nhịp cho cả hai tai" (nghĩa là 2 tông nhạc khác nhau cùng được phát ra ở tần số âm hơi lệch nhau, làm cho người nghe cảm giác họ đang nghe một loại nhịp nhanh), lúc này cảm giác âm thanh của người nghe giống như được phát ra từ não.
Chính điều này làm cho người nghe cảm thấy thích thú, lâng lâng giống như đang dùng một thứ "tiên dược" để thoát khỏi cõi trần, nên người ta mới gọi dòng nhạc này là "ma túy số". Còn theo những nhà nghiên cứu xã hội học thì hiện tượng dòng nhạc Idosing gây "sốt" trong giới trẻ giống như chuỗi hiệu ứng về tâm lý đám đông, được hỗ trợ về mặt công nghệ mạng nên tính lan truyền trở nên nhanh chóng. Mặt khác, bản thân dòng nhạc tạo ra cảm giác kích thích trí tưởng tượng, gây tò mò, cộng với tính hiếu kỳ của lớp trẻ nên phần nào đó nó dễ trở nên phổ biến, nếu không muốn nói là gây nghiện.
Cần kiểm soát chặt chẽ
Rất dễ dàng để tải và nghe thử một số bản nhạc được giới thiệu trên mạng là tận cùng ảo giác, phê gấp nhiều lần rít cỏ, đập đá thì thấy đó là những âm thanh kì quái như: Tiếng sói hú, tiếng gió rít, tiếng một số nhạc cụ điện tử, thậm chí cả tiếng xào xào do tivi mất sóng hay tiếng âm thanh mặc định của máy vi tính khi bật tắt. Tất cả được hòa trộn vào nhau chủ yếu bằng những tiết tấu nhanh, với mục đích đưa đến một cảm giác "phê rần rật, ảo quên sầu". Có thể đối với nhiều người thì cho rằng "ma túy" số là những bản nhạc hỗn độn, nghe chỉ thấy đinh tai nhức óc. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những ý kiến trái chiều, tỏ ra rất nghiện loại nhạc quái dị này. Và một điều đáng chú ý là có những bản Idosing trên youtube có con số người nghe lên đến gần cả triệu lượt (?!).
Theo một vài nhạc sĩ thì, những phản ứng của các "con nghiện" có lẽ chỉ dừng lại ở mức giống như khi ta nhập hồn vào một bản nhạc rock, với những triệu chứng như gật gù lim dim, vung đầu loạn xạ, thậm chí có thể là rên rỉ, lẩm bẩm theo một giai điệu kích động. Giải thích cho cơn sốt Idosing trong giới trẻ hiện nay, các chuyên gia âm nhạc cho biết thêm: Ta có thể thấy về bản chất đây là một thể loại nhạc kỳ quái. Với những cái tên đầy chất công nghệ như nhạc ma túy, âm nhạc heroin hay đẳng cấp ma túy số.
Tồn tại xung quanh nó là rất nhiều những lời đồn đại về tác dụng gây ảo giác, gây phê giống như dùng ma túy thực. Điều này đã tạo nên một sự tò mò lớn trong cộng đồng mạng. Cùng với sự phủ sóng cực kỳ nhanh chóng và rộng rãi của mạng internet hiện nay và tâm lý tò mò muốn khám phá mọi thứ của giới trẻ đã giúp Idosing nhanh chóng trở thành một cơn sốt. Tuy nhiên, với loại ma túy vừa quái đản vừa đinh tai nhức óc lại thuộc diện phát miễn phí này, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe là rất lớn chưa kể tới việc nó có thể tác động tiêu cực, lệch lạc vào thị trường âm nhạc vốn đã có vô số sản phẩm độc hại tại Việt Nam hiện nay.
Do mới du nhập, nên tại Việt Nam chưa có ghi nhận chính thức nào về nạn nhân của Idosing. Nhưng tại Mỹ khi cơn bão Idosing đã hoành hành trên diện rộng thì chuyên viên của một cơ quan nghiên cứu ma túy đã khuyến cáo các bậc phụ huynh nên để mắt tới con em mình vì loại nhạc này có thể dẫn dụ người nghe dùng thử chất ma túy thật. Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có một nghiên cứu nghiêm túc về Idosing dưới góc độ khoa học để từ đó có những biện pháp chống loại ma túy này trước khi quá muộn...
Đã đến lúc các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"...
Ma túy số là gì?
Có thể hiểu đơn giản ma túy số là những bản nhạc có âm thanh gào thét, kêu rống với tiết tấu nhanh, nhịp lặp đi lặp lại, khi dồn dập, lúc ngắt quãng khiến người nghe như có cảm giác đấy là âm thanh của những con người, súc vật bị tra tấn, hành xác, sát hại… Có tên gọi "cúng cơm" là idosing, ma túy số gây nghiện và được tạo ra từ công nghệ cao chứ không phải nhờ vào sự tài hoa của người nghệ sĩ nên dòng nhạc này được giới nghiện gọi bằng cái tên mỹ miều khác là "ma túy Hi-tech".
Theo điều tra của tờ Washington Post thì mọi chuyện chỉ rùm beng sau khi một trường học ở bang Oklahoma (Mỹ) phát hiện một số học sinh sử dụng "ma túy số" và gửi thư báo về nhà các đối tượng này. Phụ huynh vốn chẳng hiểu IDosing là gì phát hoảng khi nghe đến từ "ma túy" và còn choáng váng hơn khi nó được bán công khai trên mạng Internet, kèm theo những lời quảng cáo không kém phần hoành tráng. Việc đó đã làm lợi cho Cty kinh doanh "ma túy ảo" nói trên. Số lượt tải nhạc của họ được nói là tăng gấp bốn lần trong tuần ngay sau sự kiện Oklahoma.
Binaural Effect (tạm dịch: hiệu ứng nghe hai tai) được Heinrich Wilhelm Dove, một nhà vật lý người Đức, phát hiện từ năm 1839. Theo đó, khi hai giai điệu (hoặc âm thanh) khác nhau cùng được phát ở tần số lệch nhau một chút (dưới 30 Hz), mỗi giai điệu phát vào một bên tai người nghe thì sẽ khiến họ có cảm giác như đang nghe một giai điệu duy nhất, hoàn toàn tự nhiên từ trong đầu mình phát ra. Hiệu ứng này đặc biệt thấy rõ khi sử dụng tai nghe stereo. Khi đó người nghe có thể thấy âm thanh chạy đi chạy lại trong đầu từ bên phải sang bên trái và ngược lại.
Hiệu ứng này được các chuyên gia thần kinh chú ý nhiều trong thế kỷ XX vì họ nghĩ nó có thể tác động đến sóng não và từ đó điều khiển con người. Tuy nhiên, trong gần hai thế kỷ qua, chưa từng có một nhà khoa học nào khẳng định đã điều khiển được sóng não bằng giai điệu "hai tai". Bù lại, các nhạc sĩ lợi dụng nó để tăng hiệu ứng cho bản nhạc trong khi một số bác sĩ và chuyên gia thần kinh dùng nó làm liệu pháp chữa bệnh.
Loại ma túy này cũng khiến giới trẻ phê tới bến
Tùng, DJ (người điều chỉnh nhạc) ở vũ trường V trên đường Đồng Khởi, Q.1, TP HCM, cho biết: Khi xâm nhập vào tâm trí người nghe, nhạc ma túy số sẽ khiến "thính giả" nhận hai tần số âm thanh chênh lệch nhau. Thường thì tai bên phải sẽ nhận được âm thanh to, tiết tấu nhanh, nhiều phức hợp gào thét hơn tai bên trái. Chính sự chênh lệch đó kích thích vỏ não người nghe, khiến họ tưởng những âm thanh rền rĩ hỗn loạn kia phát ra từ não bộ của chính mình chứ không phải tác động từ ngoài đến vỏ não.
Cũng từ đây người nghe có cảm giác ngất ngây như đang dùng các chất gây nghiện. Khi phê ma túy số, con nghiện cũng có những biểu hiện không khác gì con nghiện ma túy. Cũng giật lắc, ngây người, cũng có những ảo giác bồng bềnh, thăng thiên như bước vào thế giới hoan lạc. "Nhiều bạn suy nghĩ lầm lạc rằng nhạc ma túy số dẫu có gây nghiện nhưng dù sao cũng không để lại tác hại như khi dùng heroin hay ma túy tổng hợp. Thực tế ở Mỹ cho thấy, khi nghe dòng nhạc này, nhiều học sinh, sinh viên đã tìm đến ma túy để gia tăng sự hưng phấn" - Thảo Quỳnh, du học sinh ở bang California (Mỹ) bày tỏ.
Những lời mời gọi hướng dẫn sử dụng ma túy số xuất hiện tràn lan trên mạng
Ma túy số đang "hạ gục" giới trẻ Việt
Giới trẻ đang sôi sục vì ma túy số, bất chấp lời cảnh báo của một số du học sinh từng trải, rằng khi nghe "ma túy Hi-tech" với cường độ âm thanh quá mức cho phép, tiết tấu dồn dập sẽ tác động tiêu cực đến vỏ não, gây loạn thần, ù tai, giảm thính lực, có khi dẫn đến chết người… Trên nhiều diễn đàn về ma túy số, giới trẻ tham gia thảo luận, chia sẻ cảm xúc, hỏi thăm nhau ngày một đông. Đến nỗi bây giờ những cụm từ "ma túy số", "ma túy Hi-tech" đã trở thành câu cửa miệng của nhiều thanh thiếu niên, là cách để họ thể hiện "đẳng cấp" dân chơi. Dòng nhạc độc hại này hiện vẫn nằm ngoài sự quan tâm cũng như quản lý của các cơ quan chức năng, gia đình và xã hội.
Bên tách cà-phê, trao đổi về thể loại nhạc idosing với V.K, một sinh viên cũng thuộc dạng có tiếng sành điệu trong việc nghe nhạc, K. cho biết: "Dòng nhạc idosing này ban đầu cũng thuộc dạng kén người nghe lắm. Như em chẳng hạn, ban đầu đâu có thích, đến khi nghe quen rồi thì phải nói rằng rất nghiền, nhất là khi được trang bị headphone (tai nghe) càng xịn càng tốt, âm thanh thì vặn đến hết công suất... Vừa nghe vừa nhắm mắt lại, cứ thế bên điệu nhạc, trong bóng đêm giống như mình đang lạc vào thế giới khác". Còn chị H., là mẹ của M., một học sinh năm nay học lớp 10, cho biết: "Chẳng biết dạo này thế nào mà thằng M. nhà mình cứ sống tách biệt với gia đình, trừ những trường hợp gia đình cần sinh hoạt chung như ăn uống hay làm gì đó nó mới có mặt, không thì vào phòng, tắt đèn, đeo phone nghe nhạc, gật gù... không giống ai cả, học hành thì ngày càng sa sút. Sau này, lên mạng kiểm tra mới biết con mình đang mê dòng nhạc nghe đâu mới thịnh hành, dễ gây nghiện, nên tôi đã cấm tiệt từ đó đến nay".
Theo những nhà nghiên cứu lý luận về âm nhạc thì Idosing là loại nhạc được tổng hợp tinh vi từ những âm thanh điện tử công nghệ cao, tạo nên cảm giác khác biệt cho người nghe, như tiếng đồi gió hú, âm thanh của bầy cừu, tiếng gào thét... pha trộn với nhau, lặp đi lặp lại, có tiết tấu lúc nhanh, lúc chậm, âm thanh "nhịp cho cả hai tai" (nghĩa là 2 tông nhạc khác nhau cùng được phát ra ở tần số âm hơi lệch nhau, làm cho người nghe cảm giác họ đang nghe một loại nhịp nhanh), lúc này cảm giác âm thanh của người nghe giống như được phát ra từ não.
Chính điều này làm cho người nghe cảm thấy thích thú, lâng lâng giống như đang dùng một thứ "tiên dược" để thoát khỏi cõi trần, nên người ta mới gọi dòng nhạc này là "ma túy số". Còn theo những nhà nghiên cứu xã hội học thì hiện tượng dòng nhạc Idosing gây "sốt" trong giới trẻ giống như chuỗi hiệu ứng về tâm lý đám đông, được hỗ trợ về mặt công nghệ mạng nên tính lan truyền trở nên nhanh chóng. Mặt khác, bản thân dòng nhạc tạo ra cảm giác kích thích trí tưởng tượng, gây tò mò, cộng với tính hiếu kỳ của lớp trẻ nên phần nào đó nó dễ trở nên phổ biến, nếu không muốn nói là gây nghiện.
Cần kiểm soát chặt chẽ
Rất dễ dàng để tải và nghe thử một số bản nhạc được giới thiệu trên mạng là tận cùng ảo giác, phê gấp nhiều lần rít cỏ, đập đá thì thấy đó là những âm thanh kì quái như: Tiếng sói hú, tiếng gió rít, tiếng một số nhạc cụ điện tử, thậm chí cả tiếng xào xào do tivi mất sóng hay tiếng âm thanh mặc định của máy vi tính khi bật tắt. Tất cả được hòa trộn vào nhau chủ yếu bằng những tiết tấu nhanh, với mục đích đưa đến một cảm giác "phê rần rật, ảo quên sầu". Có thể đối với nhiều người thì cho rằng "ma túy" số là những bản nhạc hỗn độn, nghe chỉ thấy đinh tai nhức óc. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những ý kiến trái chiều, tỏ ra rất nghiện loại nhạc quái dị này. Và một điều đáng chú ý là có những bản Idosing trên youtube có con số người nghe lên đến gần cả triệu lượt (?!).
Theo một vài nhạc sĩ thì, những phản ứng của các "con nghiện" có lẽ chỉ dừng lại ở mức giống như khi ta nhập hồn vào một bản nhạc rock, với những triệu chứng như gật gù lim dim, vung đầu loạn xạ, thậm chí có thể là rên rỉ, lẩm bẩm theo một giai điệu kích động. Giải thích cho cơn sốt Idosing trong giới trẻ hiện nay, các chuyên gia âm nhạc cho biết thêm: Ta có thể thấy về bản chất đây là một thể loại nhạc kỳ quái. Với những cái tên đầy chất công nghệ như nhạc ma túy, âm nhạc heroin hay đẳng cấp ma túy số.
Tồn tại xung quanh nó là rất nhiều những lời đồn đại về tác dụng gây ảo giác, gây phê giống như dùng ma túy thực. Điều này đã tạo nên một sự tò mò lớn trong cộng đồng mạng. Cùng với sự phủ sóng cực kỳ nhanh chóng và rộng rãi của mạng internet hiện nay và tâm lý tò mò muốn khám phá mọi thứ của giới trẻ đã giúp Idosing nhanh chóng trở thành một cơn sốt. Tuy nhiên, với loại ma túy vừa quái đản vừa đinh tai nhức óc lại thuộc diện phát miễn phí này, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe là rất lớn chưa kể tới việc nó có thể tác động tiêu cực, lệch lạc vào thị trường âm nhạc vốn đã có vô số sản phẩm độc hại tại Việt Nam hiện nay.
Do mới du nhập, nên tại Việt Nam chưa có ghi nhận chính thức nào về nạn nhân của Idosing. Nhưng tại Mỹ khi cơn bão Idosing đã hoành hành trên diện rộng thì chuyên viên của một cơ quan nghiên cứu ma túy đã khuyến cáo các bậc phụ huynh nên để mắt tới con em mình vì loại nhạc này có thể dẫn dụ người nghe dùng thử chất ma túy thật. Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có một nghiên cứu nghiêm túc về Idosing dưới góc độ khoa học để từ đó có những biện pháp chống loại ma túy này trước khi quá muộn...
Theo Pháp luật & Xã hội