Tài khoản email luôn là mục tiêu dòm ngó của nhiều tin tặc, bởi chứa nhiều thông tin cá nhân quan trọng như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, những dữ liệu nhạy cảm….
Và đó cũng là chìa khóa để mở nhiều tài khoản trực tuyến khác.
Nếu tin tặc chiếm được tài khoản email hoặc đột nhập lấy cắp thành công những dữ liệu cá nhân thì sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc bảo vệ an toàn cho hộp thư email là điều hết cần thiết và cần phải thực hiện ngay.
Bài viết này sẽ giới thiệu 7 thủ thuật đơn giản nhưng quan trọng nhằm giúp bảo vệ an toàn cho tài khoản email trước những mối nguy hiểm đang “rình rập”.
1. Sử dụng nhiều tài khoản email
Nếu bạn sử dụng một tài khoản email cho tất cả hoạt động cá nhân, như tin nhắn Facebook, đăng ký website an toàn hoặc không an toàn, nhân các bản tin mới từ các website đã đăng ký, quản lý nhiều tên miền... thì có nghĩa bạn đang đặt tất cả các trứng vào cùng một giỏ. Nếu chẳng may giỏ bị rơi hoặc bị mất thì các trứng trong giỏ sẽ không còn. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng nhiều tài khoản email, không những giúp bảo mật những email quan trọng mà còn giúp bạn an tâm khi hoạt động trên thế giới Internet.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng một địa chỉ email cho công việc, một địa chỉ email cho gia đình và bạn bè thân thiết, một địa chỉ email để đăng ký ở các website an toàn và một website dành cho hoạt động quảng cáo, đăng ký ở các website không an toàn. Trong thị trường cung cấp địa chỉ email miễn phí có ba dịch vụ Gmail, Yahoo!, Outlook với khả năng bảo mật khá tốt, bạn có thể đăng ký nhiều tài khoản email để phục vụ công việc và cuộc sống.
2. Tạo một mật khẩu độc nhất vô nhị
Đi cùng với việc sử dụng nhiều tài khoản email, bạn cũng nên có một mật khẩu an toàn cho mỗi tài khoản email của mình. Nếu bạn quyết định sử dụng một tài khoản cho mọi hoạt động thì cũng nên tạo ra một mật khẩu duy nhất.
Theo nhiều báo cáo cho thấy số lượng người đã và đang sử dụng chuỗi 123456 và password làm mật khẩu cho tài khoản email của họ là rất nhiều, chứng tỏ họ chưa quan tâm đến mức độ phức tạp của mật khẩu và sự an toàn của tài khoản email. Bên cạnh đó, việc sử dụng một mật khẩu cho tất cả tài khoản có thể là một sai lầm. Giả sử có một tin tặc đã đột nhập được vào một tài khoản email của bạn, lấy được thông tin mật khẩu thì khi đó tin tặc này hoàn toàn có thể đăng nhập vào các tài khoản khác của bạn.
3. Cảnh giác với Phishing lừa đảo
Phishing là một cách thức mà tin tặc sử dụng để lừa lấy những thông tin cá nhân như mật khẩu, tài khoản ngân hàng, Khi nhận được một email yêu cầu nhập thông tin tài khoản thì bạn đừng nên nhập những thông tin cá nhân, mật khẩu của tài khoản email.
Đây là một dạng Phishing lừa đảo, về cơ bản tin tặc bắt chước và mạo danh hồ sơ của các website danh tiếng như eBay, Amazon, Facebook... để lừa gạt người dùng nhập vào những thông tin quan trọng, ngay lập tức những thông tin này sẽ được gửi đến tin tặc.
Thậm chí các liên kết và giao diện của trang web giả danh rất giống với website thật. Về cơ bản có các dạng email lừa đảo: bán hàng giả danh, nhờ nhận một khoản tiền lớn, thông báo trúng thưởng. Do đó, hãy cảnh giác với những email yêu cầu nhập thông tin cá nhân, luôn luôn kiểm tra đường dẫn URL để chắc chắn đó là tên miền chính thức của những dịch vụ danh tiếng.
4. Hạn chế bấm vào liên kết trong thư
Phishing lừa đảo và thư rác là những nỗi kinh hoàng cho người sử dụng thư điện tử. Khi nhìn thấy một liên kết trong một email thì bạn không nên bấm ngay vào nó. Bởi vì đường dẫn đó có thể dẫn bạn đến những website chứa mã độc, phần mềm độc hại, virút và có thể trở thành nạn nhân của hệ thống thư rác. Ngoại trừ các trường hợp đăng ký và kích hoạt tài khoản, chẳng hạn như liên kết đăng ký diễn đàn hoặc các tài khoản game. Nếu nhận được email từ ngân hàng hay các dịch vụ khác thì bạn hãy truy cập vào từ trang chủ của ngân hàng hay dịch vụ đó, không cần phải bấm trực tiếp vào liên kết trong thư.
5. Không nên mở tập tin đính kèm khi không biết người gửi
Nếu đang chờ một ai đó gửi dữ liệu cho bạn thì những tập tin đó khá an toàn và có thể mở xem ngay. Nhưng nếu nhận được những tập tin đính kèm không yêu cầu hoặc từ những người không quen biết thì bạn không nên mở những tập tin này. Các tập tin này có thể chứa mã độc tự động tải về máy tính, thậm chí một số tập tin có định dạng exe được ngụy trang ở định dạng ảnh jpeg, chúng sẽ xâm nhập ngay vào hệ thống khi mở tập tin.
6. Quét virút và mã độc
Khi đã lỡ tay bấm vào một liên kết hoặc mở một email nghi ngờ có virút, mã độc thì bạn nên trang bị ngay cho máy tính của mình một phần mềm bảo mật mạnh mẽ. Đây là một giải pháp đơn giản và có hiệu quả nhất trong quá trình sử dụng và quản lý tập tin. Có thể sử dụng các phần mềm diệt virút uy tín như Norton Antivirus, Avira Premium Security Suite, BitDefender Total Security, Kaspersky Internet Security, Webroot SecureAnywhere Antivirus…
7. Tránh sử dụng Wi-Fi công cộng
Cuối cùng, bạn không nên đăng nhập vào tài khoản email ở các dịch vụ Internet công cộng bằng mạng không dây, bởi vì mức độ an toàn của Wi-Fi ở những nơi đó rất thấp. Các phần mềm đánh hơi sniffer được tin tặc sử dụng để giám sát và thông dịch dữ liệu di chuyển trong mạng không dây, từ đó tìm kiếm thông tin người dùng, mật khẩu khi nó được truyền tải.
Và đó cũng là chìa khóa để mở nhiều tài khoản trực tuyến khác.
Nếu tin tặc chiếm được tài khoản email hoặc đột nhập lấy cắp thành công những dữ liệu cá nhân thì sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc bảo vệ an toàn cho hộp thư email là điều hết cần thiết và cần phải thực hiện ngay.
Bài viết này sẽ giới thiệu 7 thủ thuật đơn giản nhưng quan trọng nhằm giúp bảo vệ an toàn cho tài khoản email trước những mối nguy hiểm đang “rình rập”.
1. Sử dụng nhiều tài khoản email
Nếu bạn sử dụng một tài khoản email cho tất cả hoạt động cá nhân, như tin nhắn Facebook, đăng ký website an toàn hoặc không an toàn, nhân các bản tin mới từ các website đã đăng ký, quản lý nhiều tên miền... thì có nghĩa bạn đang đặt tất cả các trứng vào cùng một giỏ. Nếu chẳng may giỏ bị rơi hoặc bị mất thì các trứng trong giỏ sẽ không còn. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng nhiều tài khoản email, không những giúp bảo mật những email quan trọng mà còn giúp bạn an tâm khi hoạt động trên thế giới Internet.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng một địa chỉ email cho công việc, một địa chỉ email cho gia đình và bạn bè thân thiết, một địa chỉ email để đăng ký ở các website an toàn và một website dành cho hoạt động quảng cáo, đăng ký ở các website không an toàn. Trong thị trường cung cấp địa chỉ email miễn phí có ba dịch vụ Gmail, Yahoo!, Outlook với khả năng bảo mật khá tốt, bạn có thể đăng ký nhiều tài khoản email để phục vụ công việc và cuộc sống.
2. Tạo một mật khẩu độc nhất vô nhị
Đi cùng với việc sử dụng nhiều tài khoản email, bạn cũng nên có một mật khẩu an toàn cho mỗi tài khoản email của mình. Nếu bạn quyết định sử dụng một tài khoản cho mọi hoạt động thì cũng nên tạo ra một mật khẩu duy nhất.
Theo nhiều báo cáo cho thấy số lượng người đã và đang sử dụng chuỗi 123456 và password làm mật khẩu cho tài khoản email của họ là rất nhiều, chứng tỏ họ chưa quan tâm đến mức độ phức tạp của mật khẩu và sự an toàn của tài khoản email. Bên cạnh đó, việc sử dụng một mật khẩu cho tất cả tài khoản có thể là một sai lầm. Giả sử có một tin tặc đã đột nhập được vào một tài khoản email của bạn, lấy được thông tin mật khẩu thì khi đó tin tặc này hoàn toàn có thể đăng nhập vào các tài khoản khác của bạn.
3. Cảnh giác với Phishing lừa đảo
Phishing là một cách thức mà tin tặc sử dụng để lừa lấy những thông tin cá nhân như mật khẩu, tài khoản ngân hàng, Khi nhận được một email yêu cầu nhập thông tin tài khoản thì bạn đừng nên nhập những thông tin cá nhân, mật khẩu của tài khoản email.
Đây là một dạng Phishing lừa đảo, về cơ bản tin tặc bắt chước và mạo danh hồ sơ của các website danh tiếng như eBay, Amazon, Facebook... để lừa gạt người dùng nhập vào những thông tin quan trọng, ngay lập tức những thông tin này sẽ được gửi đến tin tặc.
Thậm chí các liên kết và giao diện của trang web giả danh rất giống với website thật. Về cơ bản có các dạng email lừa đảo: bán hàng giả danh, nhờ nhận một khoản tiền lớn, thông báo trúng thưởng. Do đó, hãy cảnh giác với những email yêu cầu nhập thông tin cá nhân, luôn luôn kiểm tra đường dẫn URL để chắc chắn đó là tên miền chính thức của những dịch vụ danh tiếng.
4. Hạn chế bấm vào liên kết trong thư
Phishing lừa đảo và thư rác là những nỗi kinh hoàng cho người sử dụng thư điện tử. Khi nhìn thấy một liên kết trong một email thì bạn không nên bấm ngay vào nó. Bởi vì đường dẫn đó có thể dẫn bạn đến những website chứa mã độc, phần mềm độc hại, virút và có thể trở thành nạn nhân của hệ thống thư rác. Ngoại trừ các trường hợp đăng ký và kích hoạt tài khoản, chẳng hạn như liên kết đăng ký diễn đàn hoặc các tài khoản game. Nếu nhận được email từ ngân hàng hay các dịch vụ khác thì bạn hãy truy cập vào từ trang chủ của ngân hàng hay dịch vụ đó, không cần phải bấm trực tiếp vào liên kết trong thư.
5. Không nên mở tập tin đính kèm khi không biết người gửi
Nếu đang chờ một ai đó gửi dữ liệu cho bạn thì những tập tin đó khá an toàn và có thể mở xem ngay. Nhưng nếu nhận được những tập tin đính kèm không yêu cầu hoặc từ những người không quen biết thì bạn không nên mở những tập tin này. Các tập tin này có thể chứa mã độc tự động tải về máy tính, thậm chí một số tập tin có định dạng exe được ngụy trang ở định dạng ảnh jpeg, chúng sẽ xâm nhập ngay vào hệ thống khi mở tập tin.
6. Quét virút và mã độc
Khi đã lỡ tay bấm vào một liên kết hoặc mở một email nghi ngờ có virút, mã độc thì bạn nên trang bị ngay cho máy tính của mình một phần mềm bảo mật mạnh mẽ. Đây là một giải pháp đơn giản và có hiệu quả nhất trong quá trình sử dụng và quản lý tập tin. Có thể sử dụng các phần mềm diệt virút uy tín như Norton Antivirus, Avira Premium Security Suite, BitDefender Total Security, Kaspersky Internet Security, Webroot SecureAnywhere Antivirus…
7. Tránh sử dụng Wi-Fi công cộng
Cuối cùng, bạn không nên đăng nhập vào tài khoản email ở các dịch vụ Internet công cộng bằng mạng không dây, bởi vì mức độ an toàn của Wi-Fi ở những nơi đó rất thấp. Các phần mềm đánh hơi sniffer được tin tặc sử dụng để giám sát và thông dịch dữ liệu di chuyển trong mạng không dây, từ đó tìm kiếm thông tin người dùng, mật khẩu khi nó được truyền tải.
Theo Nhipsongso